Có không ít người muốn tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa để có được một bộ ảnh với không gian mới lạ, đem lại những giá trị về tinh thần cho bản thân mình. Bởi chùa là không gian thanh tịnh, thiêng liêng nên dù bạn làm bất kỳ điều gì cũng hết sức lưu tâm, mọi thứ phải được thể hiện một cách cẩn thận.
Nếu như lỡ đứng không đúng tư thế hay lựa chọn mẫu trang phục không phù hợp thì rất có thể bức ảnh của bạn đã không được diễn ra thuận lợi và có thể khiến cho bản thân gặp những bất lợi đáng kể đấy nhé.
Top 7 cách tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa trang nhã
Vậy cụ thể thì bạn nên tạo dáng như thế nào để giúp cho khung hình đẹp và luôn thể hiện được tâm lòng thành kính, tuân thủ được những lễ nghi hay quy tắc trong chùa. Lavender đã tổng hợp và đưa ra một số thông tin về tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa. Hãy cùng tham khảo nhé:
1. Giả vờ như mình đang di chuyển, đang bước đi
Chụp ảnh khi đang bước đi là cách tạo dáng cực kỳ đơn giản mà bạn nên áp dụng mỗi khi đi chùa. Một mẹo nhỏ để bức ảnh đẹp hơn đó là khi chụp, bạn nên co chân phía sau lên để tạo cảm giác như đang bước đi thật. Hoặc đơn giản hơn nữa, bạn cứ bước đi một cách tự nhiên và điều chỉnh camera ở chế độ chụp liên tục. Chắc chắn trong bộ sưu tập 1001 ảnh sẽ “bắt” được một khoảnh khắc “để đời”.
>>> Xem thêm: Báo giá chụp ảnh nghệ thuật
2. Cửa chùa là vị trí nhiều người lựa chọn
Những đường nét kiến trúc tinh tế, đậm nét truyền thống Việt Nam tại cửa chùa chính là phông nền cực kỳ lý tưởng để chụp ảnh. Bạn chỉ cần đứng một bên cửa, cầm 2 tay nhẹ nhàng phía trước và thả dáng tự nhiên, hoặc bám tay vào thành cửa đã đủ để thể hiện được nét đẹp dịu dàng tiềm ẩn. Cách tạo dáng chụp ảnh ở chùa này thật dễ dàng đúng không nào! Cửa chùa thường có màu nâu, do vậy, bạn nên lựa chọn trang phục có màu trắng, đỏ và vàng để trở nên nổi bật hơn.
3. Tạo dáng thành kính dâng hương
Một trong những cách tạo dáng chụp ảnh ở chùa bạn nhất định không nên bỏ qua đó là dâng hương thành kính. Kể cả những bạn không biết “diễn” cũng có thể dễ dàng có được bức ảnh ưng ý. Điều này thể hiện sự thành tâm của bản thân khi đi chùa, đồng thời làm cho bức ảnh trở nên có “hồn” hơn.
Ngoài dâng hương, bạn có thể chắp tay cầu nguyện gửi tới đấng thần linh và đức Phật. Hãy thả lỏng cơ thể, tạo biểu cảm thật tự nhiên để có thể lấy được khoảnh khắc đẹp nhất nhé.
4. Bậc thềm ở chùa cũng là vị trí nhiều người chọn
Những bậc thềm ở chùa là địa điểm cực kỳ lý tưởng để cho ra một bức ảnh đẹp. Bạn có thể đứng ở bậc thềm, bước xuống từng bậc, bước lên bậc đồng thời ngoảnh đầu lại nhìn hay tạo dáng ngồi. Một lưu ý nhỏ khi tạo dáng chụp ảnh đó là bạn nên để camera ở góc rộng sao cho lấy được toàn bộ khung cảnh của bậc thềm và chùa phía sau.
5. Chọn đứng dưới mái vòm
Kiến trúc ở chùa thường có những mái vòm được thiết kế tinh tế, đây chính là nơi mà bạn không nên bỏ qua khi chụp ảnh. Bạn chỉ cần đứng giữa mái vòm, nhìn vào ống kính cười thật tươi, hoặc quay lưng bước đi hay nhìn xa xăm là đã có ngay một bức ảnh đẹp.
6. Chọn vị trí lan can và chụp nửa người
Đừng chỉ tạo những dáng đơn giản ở chùa, bạn có thể lựa chọn một số góc lan can có thể nhìn bao quát được hết chùa. Bạn ngồi ở tư thế thả hai chân thoải mái, không nên quá thẳng lưng hay không cúi gằm mà cần thả lỏng cơ thể. Bên cạnh đó, hãy chuyển camera sang góc siêu rộng để bức ảnh có nhiều sâu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chùa có cho phép ngồi ở thành lan can hay không nhé.
7. Sử dụng quạt giấy
Quạt giấy là vật mà phụ nữ và những công tử thời xưa thường xuyên sử dụng. Bạn có thể dựa vào điều này để chụp một bộ ảnh mang phong cách cổ điển và vintage. Đối với concept này, hãy chọn một chiếc váy dài cổ điển, tóc búi lên kết hợp cùng chiếc quạt giấy nhiều họa tiết thêu tinh tế. Bên cạnh đó, đừng quên tận dụng hương khói nhà của để bức ảnh trở nên thơ mộng và “thật” hơn.
Bạn có thể lựa chọn chụp ảnh một mình hay chụp ảnh cùng bạn bè, người thân… trong không gian chùa. Mỗi một khung cảnh, một cách chụp thì sẽ có những tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa riêng nên hãy chọn lựa thật cẩn thận đảm bảo mọi thứ phải phù hợp để luôn có được ảnh đẹp nhất và tuân thủ đúng quy tắc nhé.
>>> Bé sinh non cần chăm như thế nào để phát triển bình thường